Làm sao để trẻ hết táo bón là điều mà mẹ nào có con bị táo bón cũng mong cầu. Nhưng làm gì để đạt được điều đó thì không nhiều mẹ nghĩ ra, thậm chí có nhưng không hiệu quả.
Làm sao để trẻ hết táo bón hiệu quả
Làm sao để trẻ hết táo bón mà không dùng thuốc?
Muốn “tiêu diệt” táo bón hiệu quả, bạn cần hiểu rõ “nguồn gốc” của nó. Táo bón xuất hiện do đâu? Tại sao trẻ nhỏ thường bị táo bón và táo bón mãi không khỏi?
Nguyên nhân khiến hầu hết trẻ nhỏ bị táo bón
Có nhiều yếu tố gây nên táo bón ở trẻ em, trong đó có 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.
Nguyên nhân thực thể dẫn đến táo bón ở trẻ
Nguyên nhân thực thể bao gồm: bệnh cường giáp, bệnh thần kinh, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường… Những trẻ nhỏ có tiền sử mắc các bệnh này dễ bị rối loạn cử động ruột nên dễ mắc táo bón. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% trẻ em mắc táo bón từ nguyên nhân này.
Nguyên nhân chức năng khiến trẻ bị táo bón
Có đến 95% trẻ mắc táo bón là do nguyên nhân này. Các chức năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải thức ăn ở trẻ nhỏ được hoàn thiện. Cộng với việc phải tiếp nhận quá nhiều chất hoặc thiếu chất do cha mẹ cung cấp qua các bữa ăn khiến hoạt động tiêu hóa không xử lý kịp.
Táo bón chức năng gặp nhiều ở những trẻ mới cai sữa mẹ. Hoặc những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm và uống sữa công thức. Việc cai sữa khiến cơ thể trẻ mất đi nguồn cung cấp nước chủ yếu. Cho nên, nếu đang cai sữa cho con, mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bù lại.
Mặt khác, chế độ ăn thiếu chất xơ cũng là yếu tố gây ra táo bón ở trẻ nhỏ. Các loại rau xanh, củ quả giúp cung cấp hàm lượng chất xơ cao, làm tăng thể tích cho phân, giúp phân mềm xốp dễ đào thải. Nói vậy không có nghĩa là cứ ăn nhiều rau, uống nhiều nước là có thể ngăn táo bón. Vẫn có nhiều trường hợp trẻ ăn đầy đủ rau xanh nhưng vẫn mắc táo bón. Bởi cách chế biến rau chưa hợp lý (nát quá, sống quá). Ngoài ra, cũng có thể do hàm lượng chất xơ được bổ sung trong một ngày chưa phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ
Giải pháp an toàn cho vấn đề táo bón ở trẻ em
Từ những nguyên nhân trên, mẹ có thể rút ra được giải pháp cho vấn đề táo bón của con. Trẻ bị táo bón do thiếu chất xơ, mẹ cần bổ sung ngay rau xanh, trái cây để tăng hàm lượng chất xơ trong cơ thể bé. Nếu trẻ bị táo bón do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, mẹ cần bổ sung các men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi khuẩn trong ruột. Cụ thể như sau:
Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày trước hoặc sau bữa ăn
Bổ sung bào tử lợi khuẩn cho trẻ ngay từ sớm là một giải pháp hữu hiệu mà ít mẹ áp dụng. Việc bổ sung bào tử lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus, không chỉ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong ruột mà còn giúp cải tạo xã hội lợi khuẩn. Đồng thời, những vi khuẩn có lợi này còn “tăng gia sản xuất” giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, tiêu hóa trơn tru hơn.
Mẹ có thể tham khảo men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus cho vấn đề rối loạn tiêu hóa, táo bón, loạn khuẩn và phân sống: Hỗ trợ giảm táo bón lâu ngày ở trẻ bằng bào tử lợi khuẩn
Xử lý táo bón ở trẻ bằng bào tử lợi khuẩn
Thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ ăn cho bé
Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng hàng ngày cho các bé, nhất là những bé trong giai đoạn ăn dặm. Để làm sao cơ thể bé được cân bằng về các nhóm chất. Mỗi bữa, mẹ cần có ít nhất một món rau xanh, một thực phẩm chứa đạm, protein. Và 1 vài khoáng chất như sắt, kali, magie… Không nên tập trung cho bé ăn quá nhiều một nhóm chất trong một ngày.
Thay vào đó, mẹ nên chia đều các nhóm thực phẩm chứa các nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Sau đó chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ tiêu hơn và tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Tuyệt đối không tập trung vào một vài bữa chính rồi ép bé ăn cho no, cho cố để khỏi lãng phí thức ăn.
Lưu ý khi xử lý táo bón cho trẻ tại nhà
Việc xử lý táo bón cho trẻ cần nhiều thời gian và sự kiên trì của mẹ cũng như của bé. Mẹ có thể lưu tâm đến những lưu ý cực kì quan trọng và cần thiết dưới này:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ với các vấn đề nghiêm trọng của bé
- Không lạm dụng kháng sinh và các loại thuốc nhuận tràng
- Không lạm dụng các biện pháp thụt tháo
- Không cho bé sử dụng điện thoại hay đồ chơi khi đi vệ sinh
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có vấn đề bất thường.